Chỉ khi nắm được kỹ thuật trồng bưởi diễn và chăm sóc bưởi diễn ăn quả, người trồng mới có thể mong cây đạt doanh thu như ý muốn. Ngược lại, khi áp dụng sai kỹ thuật, cây sẽ rơi vào những tình trạng như không ra hoa, ra hoa nhưng không đậu quả, quả ít, cây bị sâu bệnh… Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp người trồng hạn chế tối đa những rủi ro trên.
Chọn mua bưởi cảnh chơi tết tại: Bưởi cảnh Nhà vườn Thiên Minh Sơn
Kỹ thuật trồng bưởi diễn
So với trước đây thì bà con nông dân đã có nhiều kênh thông tin để tìm hiểu về cách trồng cây bưởi diễn. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn mắc phải sai lầm khi trồng loại cây này. Chính điều đó đã khiến cho doanh thu không được như ý muốn.

Các chuyên gia cho rằng, trồng bưởi diễn cần phải quan tâm tới những vấn đề như chọn giống, chọn đất trồng, tính toán khoảng cách trồng giữa các cây… Cụ thể như sau:
- Cách chọn giống
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều địa chỉ bán giống cây bưởi diễn. Song, không phải địa chỉ nào cũng thực sự uy tín, cung cấp giống cây chất lượng cho người trồng. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để chọn được giống tốt. Nếu có thể, hãy tìm đến đất Diễn – vùng đất sản sinh ra giống bưởi này để mua giống cây.
- Xem xét đất trồng
Trong kỹ thuật trồng cây bưởi diễn thì đất trồng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cây. Hãy chọn loại đất xốp có khả năng giữ mùn và chất có lượng dinh dưỡng đảm bảo. Độ pH được cho là phù hợp với bưởi diễn rơi vào khoảng từ 6 – 7. Khu vực trồng bưởi không cần quá nhiều gió bởi nó có thể trở thành nguyên nhân khiến hoa bưởi bị rụng sau này.
- Mật độ trồng cây
Nếu tính theo đơn vị sào, ở vùng đất tốt, bạn có thể trồng khoảng trên 30 cây, dưới 40 cây. Riêng với vùng đất xấu, lượng dinh dưỡng ít, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên trồng tối đa 15 cây.
- Đào hố trồng cây
Tùy về chất lượng đất mà kỹ thuật đào hố cụ thể ra sao sẽ được quyết định. Thông thường, hố cho cây ở vùng đất tốt sẽ rơi vào khoảng 80x80x60cm. Trước khi đào nên tiến hành cày bừa đất kỹ lưỡng cũng như vệ sinh cỏ xung quanh sạch sẽ.
- Bón lót cho cây
Khi thực hiện kỹ thuật trồng chăm sóc bưởi diễn thì việc bón lót cho cây là không thể bỏ qua. Nếu bón phân chuồng, bạn nên bón trước khi trồng cây khoảng chừng 1 tháng để giảm thiểu hiện tượng rễ bị chột do phân quá nóng.
Xem thêm thông tin hữu ích về bưởi cảnh:
- Cách trồng cây Bưởi làm cảnh chưng Tết
- Cách tỉa cành cây Bưởi cho thu họach cao nhất
- Chia sẻ cách chiết cành cây bưởi ngay tại nhà
- Tiết lộ cách ghép cành cây bưởi của chuyên gia làm vườn
Kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn
Vào mỗi thời kỳ, người trồng bưởi diễn cần phải thực hiện một công việc nhất định để giúp cây sinh trưởng tốt. Việc chăm sóc bưởi diễn không đơn thuần chỉ là tưới nước, bón phân, mà nó đòi hỏi phải tuân thủ theo những kỹ thuật đã được chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng.

Những hướng dẫn cụ thể trong kỹ thuật chăm sóc cây bưởi diễn như sau:
- Bón phân
Trong suốt quá trình chăm sóc bưởi diễn, bón phân sẽ giúp cây phát triển, cho ra nhiều hoa và trái. Phân bón nên chia thành khoảng 4 đợt: Tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11. Đối với vùng đất xấu có thể tăng đợt bón phân lên và điều chỉnh lượng phân, loại phân sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh việc bón phân, người trồng cần tiến hành làm sạch cỏ xung quanh gốc bưởi. Nếu để cỏ phát triển mạnh sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây bưởi.
- Phòng sâu bệnh
Những loại sâu bệnh có thể gây hại cho bưởi diễn cần chú ý là rầy, nhện, bọ xít… Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ hoặc tiêu diệt những sâu bệnh trên. Tuy nhiên, nên chọn chế phẩm sinh học hoặc hóa chất ít độc hại nhất.
Lưu ý: Kiểm tra tình trạng cây bưởi thường xuyên. Ngay khi phát hiện sâu bệnh cần tiến hành xử lý lập tức. Với những cành bị bệnh thì nên cắt tỉa để tránh gây lây nhiễm sang những cành khác.
Nói chung, kỹ thuật trồng bưởi diễn và chăm sóc bưởi diễn ăn quả được áp dụng ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Điều quan trọng là người trồng phải nắm vững tất cả những kỹ thuật cần thiết đó trước khi bắt tay thực hiện. Đồng thời chú ý vào yếu tố thời tiết của từng năm để đưa ra phương án chăm sóc đúng đắn, phù hợp.